10 năm một hành trình

501
Trong những năm đầu thành lập  hội Bảo trợ Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố (BTTENBH), nhiều nỗi bất hạnh của trẻ em, trong đó các em bị bệnh tim bẩm sinh, nhà nghèo, nếu không được giúp đỡ thì không sao cứu sống được. Đây là nỗi day dứt của đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch của Hội. Từ đó, Chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng ra đời.
 Để các em bị tim bẩm sinh được cứu chữa kịp thời, cần có kinh phí lớn vì mỗi ca phẫu thuật phải tốn từ 30-50 triệu đồng. Qua 10 năm thực hiện chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh, Thành hội đã nhận được sự chỉ đạo của Đảng, nhà nước; sự hỗ trợ và đồng hành của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nhân, cá nhân, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
Chung tay góp sức
Hội BTPN&TENBH xác định đây là vấn đề mấu chốt trọng tâm nên ban chỉ đạo đã đầu tư công sức để xây dựng dự án, trực tiếp làm việc với các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương để động viên, cổ vũ phong trào, trực tiếp làm việc với tổ chức chính trị xã hội, phi chính phủ, các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân trong và ngoài nước vận động kinh phí giúp 650 em được phẫu thuật tim số tiền 27,5 tỷ đồng. sau phẫu thuật, sức khỏe của các em phát triển tốt, hòa nhập cộng đồng. trong đó, ủng hộ nhiều nhất là hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh: hơn 3,7 tỷ đồng; Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ: hơn 1,5 tỷ đồng; Tổ chức AOG: hơn 1,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Indochina Riverside Towers: 3,2 tỷ đồng; Quỹ  Unilever Việt Nam: 315 triệu đồng; công ty DV VH TM Babi (thành phố Hồ Chí Minh): 215 triệu đồng; chương trình “từ trái tim đến trái tim” do Thành Đoàn và Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng phối hợp tổ chức: hơn 271 triệu đồng; Công ty TNHH Ô-tô Trường Hải: 200 triệu đồng; Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng: 100 triệu đồng; Công ty TNHH Bạch Đằng: 688 triệu đồng; Công ty TNHH Minh Toàn: 700 triệu đồng; Công ty Vissan chi nhánh Đà Nẵng: 100 triệu đồng; Công ty Vinatrans: 100 triệu đồng; Công ty TNHH Sản xuất lưới xuất khẩu Đà Nẵng: 46 triệu đồng. số còn lại do các tổ chức khác tài trợ như: Trả lại Tuổi thơ, Quỹ tài trợ Vinacapital, Hiểu về trái tim và một số doanh nghiệp, doanh nhân…
Tổ chức khám sàng lọc
Xác định đây là bước hết sức quan trọng nên Thành hội đã phối hợp với ngành y tế ký cam kết thực hiện chương trình tầm soát bệnh tim bẩm sinh, bảo đảm tất cả các em bị bệnh tim bẩm sinh được cứu chữa kịp thời.
Theo đó, ban chủ nhiệm chương trình đã chỉ đạo các Quận, huyện hội phối hợp trung tâm y tế khám sàng lọc cho trẻ em từ 1-20 tuổi để phát hiện bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời, các trung tâm y tế thống kê qua khám thường xuyên, lập danh sách các em bị tim bẩm sinh gửi ban chủ nhiệm chương trình, giới thiệu và tư vấn gia đình đưa các em đến bệnh viện phẫu thuật tim để khám chữa trị, kinh phí phẫu thuật do chương trình chữa tim trợ giúp. mỗi năm, tổ chức khám cho hàng ngàn lượt trẻ em, phát hiện hàng trăm em bị tim bẩm sinh. rất tiếc là một số em khi khám phát hiện thì bệnh đã quá nặng, không thể cứu chữa được, còn đa số được chương trình tài trợ chữa trị kịp thời.
Nan chủ nhiệm đã hướng dẫn gia đình làm thủ tục, các Quận, huyện hội đề nghị ban chủ nhiệm chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em đến từng gia đình thăm và làm việc thống nhất với gia đình, thông báo bảo lãnh, trợ giúp kinh phí kịp thời cho bệnh viện để các em nhập viện. gia đình hộ nghèo, thoát nghèo, cháu nội, ngoại liệt sĩ, thương binh, con chiến sĩ, sĩ quan đang công tác biên giới, hải đảo được chương trình giúp 100% kinh phí. ngoài đối tượng trên, gia đình, tộc họ có trách nhiệm tham gia đóng góp với chương trình tùy theo khả năng của mỗi gia đình, số còn lại chương trình trợ giúp
   
Về thủ tục, bảo đảm không quá 10 ngày các em có giấy bảo lãnh tài trợ chi phí phẫu thuật để các em nhập viện. anh Lê Thành Trung (ở tổ 38, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) có ông nội, cha, mẹ liệt sĩ và có con là Lê trương Khởi Minh bị tim bẩm sinh, được chương trình tài trợ kinh phí 100%. sau khi phẫu thuật, Khởi minh khỏe mạnh, học tập tốt, gia đình vô cùng phấn khởi. hay trường hợp ông Hoàng Văn Định – tiểu đoàn trưởng bộ đội ở Trường Sa, có con bị bệnh tim, chương trình đã tài trợ 100% hai lần phẫu thuật, nay em khỏe mạnh và học tập tốt.các em con hộ nghèo, thoát nghèo, được thụ hưởng 100% kinh phí, phẫu thuật.
Xây dựng quan hệ  đặc biệt với bệnh viện
Trong bước đầu triển khai thực hiện chương trình, ở Đà Nẵng, các bệnh viện chưa phẫu thuật được bệnh tim. các em phải đi Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh để phẫu thuật, nhưng phải đăng ký chờ đợi nhiều tháng mới đến phiên nhập viện. tổ chức phẫu thuật tim cho các em lúc này thật khó, vì chưa có tiền lệ nào đểhọc tập, tìm ra cơ chế giúp chocác em được phẫu thuật. từđó, chương trình đã tổ chức thí điểm phối hợp bệnh việnĐà Nẵng làm việc với lãnh đạo bệnh viện Việt Đức. bệnh viện Việt Đức cử khoa tim lồng ngực bệnh viện Việt Đức Hà Nội vào giúp bệnh viện Đà Nẵng có kế hoạch khám và tổ chức phẫu thuật cho các em. Khoa tim lồng ngực bệnh viện Việt Đức cử y bác sĩ phối hợp bệnh viện Đà Nẵng tổ chức khám và thống nhất kế hoạch đưa các em ra bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật. Qua 3 đợt, 45 em đến bệnh viện Việt Đức, được GS,TS Lê ngọc Thành – Trưởng khoa Tim mạch lồng ngực bệnh viện đón làm thủ tục và bố trí chỗ ở cho gia đình, đưa các em nhập viện, có kế hoạch tiến hành phẫu thuật. sau khi phẫu thuật các em hồi phục sức khỏe, tổ chức đưa các em về gia đình.
Với các em dưới 10kg, trong phẫu thuật tim đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Đây là những ca phẫu thuật khó nhất, được sự giúp đỡ tận tình của GS,TS, Anh hùng lao động Bùi Đức Phú – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã phẫu thuật nhiều em dưới 10kg, có em chỉ mới 27 ngày tuổi được cứu sống và phát triển bình thường như những trẻ khác.
Bàn tay vàng  và cái tâm của bác sĩ
UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư cho bệnh viện Đà Nẵng 6 tỷ đồng, mua thiết bị thành lập đơn vị tim mạch. Với sự nỗ lực vươn lên của bệnh viện Đà Nẵng, khoa Phẫu thuật can thiệp tim mạch đã áp dụng công nghệ cao, trong phẫu thuật có nhiều em dưới 10kg sau phẫu thuật phục hồi sức khỏe nhanh, giữ được thẩm mỹ cho các em. Đặc biệt, với em Trần Thị Xuân Yến (sn 1997, ở tổ 66, phường Hòa Thuận Đông), đoàn bác sĩ Hàn Quốc sang khám để phẫu thuật, nhưng sau khám đoàn kết luận không phẫu thuật được. năm 2012, ê-kíp y, bác sĩ khoa Phẫu thuật can thiệp tim mạch bệnh viện Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công cho em, nay sức khỏe em phát triển tốt. Đây là thành công lớn của bệnh viện Đà Nẵng, củng cố niềm tin cho bệnh nhân và gia đình yên tâm điều trị tại Đà Nẵng, khẳng định sự tiến bộ và trưởng thành vượt bậc của khoa Phẫu thuật can thiệp tim mạch bệnh viện Đà Nẵng.
Trong tổ chức thực hiện chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh chúng ta rút ra bài học: có tấm lòng vàng của các nhà tài trợ kinh phí là quá quý nhưng phải có bàn tay vàng cộng cái tâm của y bác sĩ thì mới cứu và đem lại cuộc sống mới cho các em.
Do hậu quả chất độc của chiến tranh, môi trường sống bị ô nhiễm, theo số liệu của ngành y tế mỗi năm các em sinh ra có 7 đến 8/1.000 em bị bệnh tim bẩm sinh. chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em bất hạnh sẽ phấn đấu bảo đảm thực hiện mục tiêu tầm soát bệnh tim bẩm sinh trẻ em, tất cả trẻ em từ 1-20 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh sẽ được cứu chữa. trong cứu chữa, các em phải được thụ hưởng khoa học phát triển, vật tư y tế tốt, kỹ thuật cao, nhanh bình phục và giữ được thẩm mỹ cho các em.
————————————————-
Một số kinh nghiệm qua thực hiện  Chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh
– Trong tổ chức thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của chương trình, bám sát mục tiêu, quản lý thực hiện đúng cam kết các dự án đã ký kết, công khai, minh bạch đúng nguyên tắc tài chính, tất cả vì sự chăm sóc trẻ em bất hạnh bị bệnh tim bẩm sinh.
– Trong tổ chức thực hiện, xác lập phương châm hoạt động “nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, phi chính phủ, gia đình tộc họ cùng tham gia”, thể hiện trách nhiệm của từng tổ chức, gia đình cùng chăm sóc, phù hợp luật chăm sóc trẻ em, đã tạo điều kiện cho các em bị bệnh tim bẩm sinh được cứu chữa kịp thời.
– Xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, trách nhiệm và lương tâm. trong phối hợp tổ chức từ khám sàng lọc phát hiện bệnh tim bẩm sinh, trách nhiệm của gia đình, nhà tài trợ, y bác sĩ phẫu thuật, điều trị sau phẫu thuật, đến khi các em hòa nhập cộng đồng đúng tôn chỉ mục đích của chương trình.
– Bảo đảm mối quan hệ hợp tác với đối tác đúng đắn, tôn trọng pháp luật và mục đích hoạt động của nhau; thực hiện công khai, minh bạch để tài trợ đến được với bệnh nhân.
– Tổ chức thí điểm rút kinh nghiệm: trong những năm đầu, bệnh viện phẫu thuật tim ở Đà Nẵng chưa có. trong tổ chức thực hiện chương trình chữa tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh chưa có kinh nghiệm. sau khi tổ chức thí điểm rút kinh nghiệm đưa các em ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hà nội phẫu thuật 45 em thành công, những người làm chương trình mới có kinh nghiệm trong thực hiện chương trình tầm soát bệnh tim bẩm sinh.